Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ tư, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Đề xuất giải pháp xử lý vi phạm môi trường
Sáng ngày 31/12/2014 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức tọa đàm Nhịp cầu báo chí số 10 với chủ đề “Chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam: Nhận diện bất cập và Đề xuất giải pháp”.
Mục đích của buổi tọa đàm nhằm thảo luận kết quả nghiên cứu của Dự án “Công lý cho các làng ung thư ở Việt Nam: Nghiên cứu thực tiễn, các lỗ hổng pháp lý và đề xuất giải pháp chính sách” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên thực hiện trong năm 2014 với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Hỗ trợ Sáng kiến Tư pháp (JIFF).Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Việt Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho biết: Bất cập hiện nay là không đủ căn cứ để khởi tố hình sự ngay cả những vụ việc gây ô nhiễm môi trường được cho là nghiêm trọng cho thấy chế tài hình sự dường như đang đứng ngoài “cuộc chiến” với ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.Toàn cảnh buổi toạ đàmÔng Nguyễn Việt Dũng cũng cho rằng chế tài xử lý vi phạm môi trường đang tồn tại nhiều khoảng trống lớn trong cả chính sách lẫn thực thi, tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người được hưởng lợi (chủ đầu tư) và những người bị thiệt hại (nhất là cộng đồng dân cư). “Đó chính là rào cản đối với thực thi nguyên tắc phòng ngừa, cũng như cải tổ sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững và có trách nhiệm hơn của các nhà đầu tư” – ông Nguyễn Việt Dũng khẳng định.Theo bà Nguyễn Hoàng Phượng (Trung tâm Con người và Thiên nhiên) thì số lượng các vụ vi phạm môi trường ngày càng tăng và mức độ ngày càng cao. Bà Nguyễn Hoàng Phượng dẫn chứng: Kết quả Thanh tra của Bộ TN&MT năm 2014 cho thấy, có 786 cuộc thanh tra, kiểm tra, 763 tổ chức, cá nhân vi phạm trong đó, 41,11% số thanh tra có vi phạm…Bà Nguyễn Hoàng Phượng cũng chỉ ra một số bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam như: Việc giám sát thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa nghiêm dẫn đến nhiều trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện nửa vời; các quy định về phí bảo vệ môi trường chưa được hoàn thiện dẫn đến không có căn cứ để buộc các cơ sở sản xuất vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; cách tính về ô nhiễm khí thải chưa đầy đủ, chỉ mới tập trung vào nguồn khí thải phát ra từ ống khói nhà máy, còn những nguồn khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông, bay hơi dung môi hữu cơ từ hệ thống bồn chứa, bụi từ xưởng sản xuất, bụi từ hệ thống kho chứa hàng... chưa được tính đến; cách hiểu và áp dụng khác nhau về hành vi xả thải.TS.Vũ Thị Duyên phát biểu tại toạ đàmĐể giải quyết những bất cập trong xử lý vi phạm môi trường, TS.Vũ Thị Duyên Thuỷ - Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất một số giải pháp pháp lý như: hoàn thiện pháp luật về áp dụng trách nhiệm hành chính, hoàn thiện pháp luật về áp dụng trách nhiệm dân sự và hoàn thiện pháp luật về áp dụng trách nhiệm hình sự.Theo TS. Vũ Thị Duyên, việc hoàn thiện pháp luật về áp dụng trách nhiệm hành chính cần quy định rõ ranh giới xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong trường hợp tổ chức cá nhân thực hiện hành vi vi phạm với thủ đoạn tinh vi, không thể phát hiện kịp thời; ban hành mới một số quy chuẩn kỹ thuật môi trường còn thiếu, làm căn cứ cho việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường; bổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ thực thi Quyết định xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.Việc hoàn thiện pháp luật về áp dụng trách nhiệm dân sự, TS.Vũ Thị Duyên cho rằng cần hoàn thiện các quy định về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường; bổ sung quy định về hỗ trợ giải quyết bồi thường thiệt hại; sửa đổi quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại; bổ sung quy định về quỹ hỗ trợ bồi thường thiệt hại về môi trường.Để hoàn thiện pháp luật về áp dụng trách nhiệm Hình sự, TS.Vũ Thị Duyên đề xuất, luật hoá khái niệm tội phạm môi trường làm căn cứ thống nhất cho việc xét xử; áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (hình phạt tiền); định lượng hoá khung hình phạt đối với một số tội danh cụ thể; bổ sung thêm một số tội danh mới: Tội phạm về vũ khí sinh học, Tội gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép, Tội sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái…“Ngoài ra, ý thức của doanh nghiệp, cộng đồng và cơ quan pháp lý; chuyên môn của cán bộ và doanh nghiệp; giám sát của cơ quan nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết” – TS.Vũ Thị Duyên nói.Theo báo tainguyenmoitruong.com.vn