Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ sáu, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Đà Nẵng đề nghị không vay vốn ODA, dùng nội lực xây nhà máy nước Hòa Liên
Tại cuộc họp chiều 16/2, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất đề nghị Chính phủ giao Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng thực hiện dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Liên từ nguồn nội lực chứ không vay vốn ODA!
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh kiểm tra tình hình thiếu nước tại nhà máy nước Cầu Đỏ (Ảnh: HC)Theo nguồn tin của Infonet, chiều 16/2, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng gồm Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh, Phó Bí thư Thường trực Võ Công Trí, Phó Bí thư – Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ đã có cuộc họp với lãnh đạo các Sở KH-ĐT, Tài chính, Xây dựng và Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) để nghe báo cáo tình hình triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Liên.Tại cuộc họp, các Sở, ngành đều thống nhất báo cáo, trước đây Dawaco chưa cổ phần hóa, ngân sách TP không đủ đáp ứng nên đặt vấn đề xây dựng nhà máy nước Hòa Liên theo hình thức đối tác công tư (PPP) có sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay Dawaco đã cổ phần hóa, có điều kiện huy động và đầu tư vốn từ nội lực trong phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước.Theo đề xuất của Dawaco, tổng mức đầu tư nhà máy nước Hòa Liên chỉ 1.243,71 tỉ đồng so với mức đầu tư phía Nhật đưa ra là 5.400 – 5.600 tỉ đồng; giá nước thương phẩm 4.500 đồng/m3 so với giá nước phía Nhật đưa ra là 5.600 đồng/m3. Đặc biệt, trước tình hình thiếu nước của Đà Nẵng đang ngày càng cấp thiết, Dawaco có thể triển khai thực hiện dự án từ quý 4/2017 và bàn giao đưa vào vận hành quý 4/2019, trong khi phía Nhật dự kiến năm 2019 mới xây dựng và đến đầu năm 2022 mới đưa vào khai thác.Bên cạnh đó, các ý kiến phân tích tại cuộc họp cũng chỉ rõ, hiện Dawaco đang quản lý tất cả các nhà máy nước trên địa bàn, có sẵn mạng lưới cấp nước cùng bộ máy điều hành nên nếu thực hiện dự án nhà máy nước Hòa Liên sẽ thuận lợi hơn trong việc khớp nối, cũng như cung ứng nước sẽ kịp thời hơn.Trên cơ sở đề xuất của UBND TP Đà Nẵng, tại cuộc họp chiều 16/2, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất đề nghị các cấp thẩm quyền xem xét việc giao Dawaco thực hiện dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Liên bằng nguồn nội lực. Đồng thời giao các sở, ngành hữu quan soạn thảo văn bản báo cáo với Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan về việc không sử dụng nguồn vốn ODA cho dự án này.Trao đổi với PV Infonet vào tối cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết:“Căn cứ đề nghị của Dawaco và các sở, ngành liên quan, TP Đà Nẵng sẽ có báo cáo giải trình, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Dawaco là đơn vị hiện quản lý các nhà máy nước hiện hành và mạng lưới đường ống, cũng đủ khả năng đầu tư nhà máy nước Hòa Liên. Tuy nhiên về phía đối ngoại, phía Nhật Bản cũng có đề nghị tài trợ như đã biết.Trên cơ sở đó, Đà Nẵng sẽ đề nghị Chính phủ xem xét điều kiện của TP hiện nay nhu cầu nước rất căng thẳng. Nếu đầu tư trong nước sẽ có ưu điểm là nhanh hơn, thủ tục cũng nhanh gọn hơn và thời gian đưa nhà máy nước Hòa Liên đi vào hoạt động sớm hơn; còn nếu dùng vốn ODA thì thời gian sẽ kéo dài hơn, khiến TP phải đương đầu với những khó khăn về việc cấp nước cho người dân trong thời gian sắp tới.TP Đà Nẵng sẽ phân tích cả mặc lợi và không lợi của hai phương án: Phía Nhật Bản viện trợ không hoàn lại gần 50 triệu USD và để cho nhà đầu tư Nhật tham gia dự án với việc đầu tư trong nước. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất Chính phủ xem xét cái nào sẽ có lợi hơn để có quyết định chính thức!”.Theo info.net