Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ sáu, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý nước thải của các doanh nghiệp chế biến mủ cao su và tinh bột mì
Toàn tỉnh Bình Phước có 20/44 nhà máy chế biến mủ cao su và tinh bột mì phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 13.600 m3/ngày/đêm
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, đến nay toàn tỉnh Bình Phước có 20/44 nhà máy chế biến mủ cao su và tinh bột mì phát sinh nước thải với lưu lượng khoảng 13.600 m3/ngày/đêm đã hoàn thành việc xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt cột A theo quy định. Các nhà máy còn lại đang tiến hành cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý nước thải, chất thải.Nguyên nhân của việc chậm trễ này do nước thải của ngành công nghiệp chế biến mủ cao su, tinh bột mì có nồng độ ô nhiễm cao, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn kinh phí trong quá trình triển khai.Nhà máy xử lý mủ cao xuTrước thực trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Bình Phước gia hạn thời gian hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt cột A của các nhà máy chế biến cao su, tinh bột mì đến hết năm 2018 để Sở tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp.Qua thống kê, tỉnh Bình Phước có 36 nhà máy chế biến mủ cao su và 8 nhà máy chế biến tinh bột mì đang hoạt động phát sinh nước thải. Lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất đều được các doanh nghiệp thu gom, xử lý qua hệ thống xử lý nước thải đạt cột A hoặc cột B theo Quyết định số 1469 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy Bình Phước, đến hết năm 2017, 100% cơ sở chế biến mủ cao su, tinh bột mì trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đạt cột A theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sạch công nghiệp.Tag: xử lý nước thải mủ cao xu, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải tinh bột mìTheo tinmoitruong.vn