Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ sáu, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Nông thôn cần nước sạch
Những năm gần đây các địa phương như Ninh Bình, Bắc Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp, kể cả đổi mới mô hình quản lý, kinh doanh nước sạch theo hướng chất lượng, hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe người dân nông thôn.
Ảnh minh họaÐưa nước sạch về làngÐánh giá về hiệu quả của các dự án cung cấp nước sạch thời gian qua, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Ðông Tháp cho biết: Từ năm 1997 đến nay, Trung tâm được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giao nhiệm vụ đầu tư, quản lý và vận hành hệ thống cấp nước sạch nông thôn, với trọng điểm là triển khai cấp nước sạch nông thôn trong chương trình "Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" trên toàn tỉnh. Ðến nay, trong tổng số 97 xã, đã có 47 công trình cấp nước sạch hoàn thành và đưa vào sử dụng cấp nước sinh hoạt cho người dân 56 xã; 19 công trình đã và đang chuẩn bị thi công, dự kiến cuối năm 2017 sẽ vận hành để cấp nước cho 41 xã còn lại. Nhờ có hệ thống cấp nước sạch tập trung, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt 98,22%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-BYT của Bộ Y tế đạt 54,7% và dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ đạt 100%.Tại tỉnh Ninh Bình, đến cuối năm 2016, tại 119 xã có khoảng 94% số người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vượt 0,3% so với kế hoạch, hơn 57% số dân nông thôn được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, vượt 0,2% so kế hoạch. Hiện toàn tỉnh thực hiện xã hội hóa đầu tư 23 công trình cấp nước sạch tập trung do các công ty, doanh nghiệp vận hành, khai thác.Chủ tịch HÐQT Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình Ðinh Ngọc Vân cho biết: Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động sản xuất cung cấp nước sạch, công ty đã ban hành Quy định thực hiện chế độ nội kiểm trong sản xuất nước sạch tại các nhà máy, trạm cấp nước thuộc công ty quản lý. Công ty phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân các xã Thượng Kiệm, Kim Chính, Quang Thiện, Như Hòa (huyện Kim Sơn), xã Ninh Hòa (Hoa Lư) thực hiện tốt công tác xã hội hóa cấp nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước của nhân dân. Ðồng thời chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh hỗ trợ tám xã hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới.Ðổi mới mô hình quản lýTrên địa bàn nông thôn các địa phương có nhiều mô hình quản lý vận hành công trình cấp nước sạch tập trung. Tỉnh Bắc Ninh và Ninh Bình đang có hai đến ba mô hình là: Mô hình UBND xã quản lý, mô hình doanh nghiệp quản lý và mô hình trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường quản lý.Mỗi mô hình có những ưu nhược điểm khác nhau. Mô hình do UBND xã quản lý mang tính cộng đồng dân chủ cao, giá bán nước thấp, tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế nhất: Thể chế hoạt động và quyền tự chủ về tài chính không rõ ràng; quyền lợi và trách nhiệm của ban quản lý vận hành không được phân định cụ thể; hầu hết các công nhân quản lý vận hành chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu công cụ và phương tiện kiểm tra, xử lý khi xảy ra sự cố trong quá trình vận hành, mức lương công nhân thấp (ở Bắc Ninh chỉ đạt khoảng 670 nghìn đồng/người/tháng). Chất lượng nước hằng tháng không được kiểm nghiệm, giám sát của các cơ quan chuyên môn vì nguồn kinh phí cho công tác giám sát chất lượng nước chưa có… Ðặc biệt, đây là dạng được "đầu tư một lần" khi công trình xuống cấp không có nguồn vốn sửa chữa lớn dẫn đến tính hiệu quả và bền vững của dự án rất hạn chế. Trong khi đó, theo tìm hiểu, mô hình do doanh nghiệp (DN) quản lý (tại Ninh Bình), hay mô hình Trung tâm nước sạch quản lý tại Bắc Ninh lại khắc phục được hầu hết các nhược điểm của mô hình do UBND xã quản lý, ngoài ra Nhà nước còn có thể chủ động điều tiết phục vụ mục đích xã hội, công ích.Chúng tôi về thăm công trình nhà máy nước sạch sinh hoạt nông thôn xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ðây là một trạm nước trước do UBND xã quản lý, nhưng sau khi được đầu tư và sử dụng nhiều năm bể lọc và các thiết bị đã bị xuống cấp nghiêm trọng, bản thân hai công nhân ở đây quản lý điều hành là "theo thói quen" chứ không hề có một đồng lương nào. Từ khi chuyển sang cho Công ty CP cấp thoát nước Ninh Bình quản lý, hoạt động theo quy chế doanh nghiệp, người lao động ở trạm Trường Yên đã có thu nhập ổn định. Quan trọng hơn, nhờ đầu tư cải tạo, nâng cấp cả về công suất lẫn chất lượng nguồn nước, nên số lượng hộ dân, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nước tăng nhanh, hoạt động của trạm cấp nước thật sự khởi sắc. Vì vậy thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã giao cho Công ty CP cấp thoát nước Ninh Bình tiếp nhận 17 trạm cấp nước sạch nông thôn. Ngay sau khi tiếp nhận, công ty đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tiếp nhận, bàn giao hiện trạng các trạm cấp nước đúng quy định tại Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 4-5-2013 của Bộ Tài chính. Ðến ngày 31-12-2016 đã có bốn công trình được giao nhận nợ, với giá trị tài sản là 28,29 tỷ đồng.Từ thực tế tiếp nhận hàng chục công trình cấp nước từ các UBND xã quản lý, Chủ tịch HÐQT Công ty CP cấp thoát nước Ninh Bình Ðinh Ngọc Vân cho rằng: Cần tiếp tục rà soát các công trình do UBND xã đang vận hành, nếu hoạt động kém hiệu quả thì nên giao lại cho DN quản lý. Khi bàn giao cho DN, cần thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, như Quyết định số 131/2009/QÐ-TTg ngày 1-11-2009 của Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn và Thông tư 54/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Ðể tạo điều kiện cho nhiều người dân được tiếp cận với nước sạch cũng là góp phần hỗ trợ các địa phương hoàn thành tiêu chí nước sạch theo "Chương trình xây dựng nông thôn mới" cần có kế hoạch cụ thể và lồng ghép đầu tư xây dựng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với các chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cấp nước, cũng như thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch.Theo tapchicapthoatnuoc.vn