Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Nghiên cứu đề xuất các yếu tố lựa chọn CN XLNT ĐT thích hợp cho các vùng miền Việt Nam
Đó là tên đề tài nghiên cứu vừa được nghiệm thu ngày 18/8/2016. Tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã có buổi họp nghiệm thu các kết quả của Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các yếu tố lựa chọn CN XLNT ĐT thích hợp cho các vùng miền Việt Nam” - mã số MT 58-15 do Hội Cấp thoát nước Việt Nam chủ trì thực hiện.
Chủ tịch Hội đồng -PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) chủ trì buổi họp.
Báo cáo Hội đồng nghiệm thu, Chủ nhiệm Đề tài – PGS.TS Trần Đức Hạ cho biết, mục tiêu nghiên cứu của Đề tài này nhằm đánh giá tính phù hợp của các công nghệ xử lý nước thải đô thị hiện có với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng, miền; xây dựng tiêu chí kinh tế-kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đô thị phù hợp vùng miền và thiết lập quy trình lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đô thị.
Thực hiện Đề tài này, với cách tiếp cận nghiên cứu là rà soát các phương pháp và tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải đô thị hiện có, cập nhật yếu tố vùng/miền của Việt Nam để xây dựng phương pháp đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội vùng, miền và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị; nghiên cứu các sơ đồ công nghệ và các công trình xử lý nước thải đô thị; khảo sát hiện trạng hoạt động và công nghệ của các nhà máy/trạm xử lý nước thải đô thị trong các dự án đang được triển khai; xây dựng tiêu chí đánh giá và quy trình lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp vùng, miền.Theo kết quả khảo sát của Đề tài, hiện nay phần lớn các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động dưới 50% công suất thiết kế và xây dựng, thậm chí có nhà máy đã xây dựng xong nhưng không có nước thải để xử lý, gây lãng phí vốn đầu tư. Bên cạnh đó, do việc tính toán thiết kế công nghệ xử lý nước thải thường theo kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của nước ngoài, nên xảy ra tình trạng không phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Trong đề tài này, để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp, nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công nghệ với 6 nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý; trình độ công nghệ; hiệu quả kinh tế; tính phù hợp điều kiện địa phương; thích ứng với biến đổi khí hậu; an toàn và thân thiện với môi trường. Trong các nhóm tiêu chí có phân ra các tiểu tiêu chí gắn với trọng số (tính điểm) về mức độ quan tâm, ứng với 7 vùng trên cả nước.
Đánh giá về kết quả của Đề tài, các chuyên gia phản biện và các thành viên của Hội đồng đánh giá cao công sức và nỗ lực của nhóm tác giả trong việc điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu về các nhà máy xử lý nước thải trên toàn quốc, cả về quy mô, công nghệ và hiệu quả vận hành; Các tiêu chí và nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp điều kiện 7 vùng trên cả nước mà nhóm tác giả đưa ra là phù hợp, khả thi. Bên cạnh đó, các chuyên gia của Hội đồng cũng đóng góp nhiều ý kiến để nhóm tác giả hoàn thiện Đề tài, trong đó có việc đề nghị chỉnh sửa bố cục thuyết minh; bổ sung cơ sở khoa học của các trọng số của các tiêu chí đánh giá công nghệ và định hướng Việt Nam nên lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nào phù hợp…Phát biểu kết luận cuộc họp, PGS. TS Mai Thị Liên Hương nhất trí với ý kiến của các chuyên gia phản biện và các thành viên Hội đồng, đồng thời đánh giá cao sự nghiêm túc, công phu của nhóm tác giả trong việc thực hiện Đề tài này, đáp ứng các mục tiêu đề ra, có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, đề Đề tài hoàn thiện hơn, Chủ tịch Hội đồng Mai Thị Liên Hương đề nghị nhóm tác giả nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp của Hội đồng, trong đó lưu ý cơ sở khoa học của việc đề xuất 6 nhóm tiêu chí và các trọng số tính điểm, bổ sung các khuyến cáo về lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho các vùng, miền.
Đề tài đã được Hội đồng bỏ phiếu thông qua với kết quả xếp loại xuất sắc./.