Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ sáu, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Hàn Quốc: Một mô hình cho sự phát triển trong lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường
Hiệp hội nước và nước thải Hàn Quốc (KWWA) đã đưa ra một câu chuyện thú vị sự phát triển ngành nước trong giai đoạn 1960 – 2012 tại Hàn Quốc.
Với sự hỗ trợ quốc tế trong đó có Ngân hàng thế giới, Hàn Quốc đã làm sống lại ngành nước bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước và nước thải. Quốc gia này cũng thành lập các công ty về nước và nước thải cũng như đào tạo kỹ sư và chuyên gia để có thể tiếp tục vận hành ngành quan trọng này.
Vào năm 1962, chỉ có khoảng 18% người dân Hàn Quốc sử dụng các đường ống nước. Đất nước này không có hệ thống cống rãnh, chưa kể đến không có các cơ sở thu gom và xử lý nước thải – những cơ sở này chỉ xuất hiện sau đó vào giữa những năm 1970.
Cũng trong những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tích hợp ngành nước vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, liên kết lĩnh vực này với các vấn đề liên quan như vệ sinh cá nhân, giáo dục, phát triển nhà ở và chuyển đổi công nghiệp. Điều này đi kèm với những lần điều chỉnh liên tục để khuôn khổ pháp lý và các quy định luôn đi kèm với việc cung cấp tài chính đầy đủ.
Năm 1965, để khắc phục tình trạng thiếu nước và nhu cầu cung cấp nước liên tục, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch quốc gia về tài nguyên nước trong 20 năm, được thay đổi thành công và cập nhật định kỳ để quản lý nhu cầu về nước. Sau đó, chính sách và các biện pháp pháp chế được thiết kế để giải quyết các vấn đề chất lượng nước, cho phép Hàn Quốc mootj trong những quốc gia tiên phong về quản lý nước và xử lý nước thải. Hàn Quốc hiện có hầu hết các dịch vụ nước và nước thải, ô nhiễm nước được kiểm soát và các bệnh liên quan đến nước hầu như là không tồn tại. Việc xuất hiện phong trào “New Village” (“Làng mới”) đã dẫn đến những thay đổi trong hành vi vệ sinh, từ đó đã làm giảm đáng kể các bệnh liên quan đến ký sinh trùng và lây nhiễm qua đường nước.
Quá trình phát triển ngành này không dễ dàng. Vào cuối những năm 1980, tốc độ đô thị hoá gia tăng và nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm. Đa số các sông đã xuống dưới chỉ số ô nhiễm cấp độ 3 (thể hiện đã bị ô nhiễm). Tình trạng ô nhiễm đã trở nên phổ biến, điều này đã khiến chính phủ quyết định thay đổi các tiêu chuẩn chất lượng nước. Kể từ đầu những năm 1990, một trong những cải cách quan trọng là yêu cầu từ các cơ sở cung cấp dịch vụ công bố báo cáo chất lượng nước uống hàng năm theo Luật lắp đặt nước cấp và nước máy. Báo cáo này phải bao gồm thông tin về nguồn nước, ô nhiễm nước, kết quả phân tích chất lượng nước uống, và chi tiết liên hệ với người phụ trách. Đến năm 2002, Hiệp hội nước và nước thải Hàn Quốc (KWWA) được thành lập và đã xuất bản một báo cáo tình hình thực hiện hàng năm cho từng dịch vụ và kế hoạch trong tương lai.
Chính phủ Hà Quốc đã và đang tiếp tục hỗ trợ tài chính đáng kể cho ngành nước. Trong khi các mức thuế được duy trì ở mức dưới 2% thu nhập cho những người có thu nhập thấp nhất thì các hỗ trợ cho các cơ sở cung cấp nước là khoảng 10 – 13% tổng chi phí, tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư và quy mô chính quyền địa phương. Tính minh bạch và hệ thống kế toán đầy đủ cho sự hỗ trợ của chính phủ cũng được cung cấp cho ngành. Ngoài ra, thông tin kỹ thuật và tài chính sẵn có của các nhà cung cấp dịch vụ cũng giúp cho các cơ quan liên ngành có thể theo dõi liên tục quá trình và xây dựng luật và các quy định phù hợp để đáp ứng các mục tiêu của ngành.
Đối với nước thải, Hàn Quốc đã xác định vai trò quan trọng của khu vực tư nhân. Từ năm 1998 đến 2008, khoản đầu tư hơn 800 triệu đô la đã được huy động từ khu vực tư nhân để xây dựng hơn 100 nhà máy xử lý nước thải. Xu hướng này vẫn tiếp tục và ước tính vào cuối năm 2012, 58% nhà máy xử lý nước thải thuộc tư nhân sở hữu và quản lý.
Nhiệm vụ hiện nay của Hàn Quốc là duy trì hệ thống, giảm thiểu hiệu quả với các trường hợp vượt quá công suất và thúc đẩy tăng trưởng xanh trong ngành. Điều này bao gồm một kế hoạch nhằm giảm tiêu thụ điện năng trong lĩnh vực này với ít nhất 50%. Chính phủ nước này cũng muốn củng cố các tiện ích theo lưu vực sông tới năm 2030 để đạt được quy mô kinh tế và giảm nhu cầu hỗ trợ tài chính từ ngân sách chính phủ. Điều này trong tương lai sẽ cải thiện hiệu quả đầu tư và vận hành nhằm đáp ứng chất lượng hỗ trợ cho người dân.
tag: thiết bị xử lý nước thải, bơm chìm nước thải, máy bơm chìm homa - Đức, nước thải hàn quốc, kỹ thuật xử lý nước thải