Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng xây 4 nhà máy xử lý nước thải
UBND TP Hà Nội đề xuất đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để xây dựng 4 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt theo hình thức xã hội hóa.
Hà Nội quyết tâm đầu tư lớn để nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thịUBND TP Hà Nội vừa đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư cần xử lý trong giai đoạn 2016-2020, trong đó có triển khai các dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy.Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị trên địa bàn thành phố gần 900.000 m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các trạm xử lý nước thải đô thị đang vận hành khoảng 284.300 m3/ngày đêm (tương đương khoảng 31,58% khối lượng nước thải được xử lý), phần còn lại gần như không được xử lý, xả vào hệ thống thoát nước chung, sông, mương thoát nước, các ao hồ của thành phố.Theo tính toán, đến năm 2020, lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1.354.000 m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước thải đang vận hành và các nhà máy sẽ được theo quy hoạch đến 2020 là 999.300 m3/ngày đêm, tương đương khoảng 73,8% khối lượng nước thải được xử lý.Theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố cần hướng tới mục tiêu tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải trong phạm vi quy hoạch đạt 90% đến năm 2030 và đạt 100% đến năm 2050.Trong thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị thực hiện xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Mỹ Đình II, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, bao gồm: Nam Thăng Long, các khu dân cư lân cận thuộc một phần quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm; các khu đô thị phía Tây đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín; một phần quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội đã đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép xây dựng thêm hàng loạt dự án nhà máy xử lý nước thải.Cụ thể, thành phố đề xuất xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phú Thượng - công suất từ 15.000 đến 21.000 m3/ngày đêm với kinh phí đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng; Nhà máy xử lý nước thải Phú Xuyên - công suất từ 33.000 đến 52.000 m3/ngày đêm, dự kiến kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng; dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị tại khu vực quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây - tổng công suất đến năm 2020 là 29.000 m3/ngày đêm, kinh phí đầu tư dự kiến 1.455 tỷ đồng (nhà máy tại Hà Đông có tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; nhà máy tại thị xã Sơn Tây khoảng 555 tỷ đồng).Để đảm bảo tiến độ đầu tư đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại các khu vực nêu trên, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP Hà Nội được kêu gọi đầu tư các dự án thu gom và xử lý nước thải thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy theo hình thức xã hội hóa.Hà Nội quyết tâm đầu tư lớn để nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thịUBND TP Hà Nội vừa đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư cần xử lý trong giai đoạn 2016-2020, trong đó có triển khai các dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy.Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị trên địa bàn thành phố gần 900.000 m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các trạm xử lý nước thải đô thị đang vận hành khoảng 284.300 m3/ngày đêm (tương đương khoảng 31,58% khối lượng nước thải được xử lý), phần còn lại gần như không được xử lý, xả vào hệ thống thoát nước chung, sông, mương thoát nước, các ao hồ của thành phố.Theo tính toán, đến năm 2020, lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1.354.000 m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước thải đang vận hành và các nhà máy sẽ được theo quy hoạch đến 2020 là 999.300 m3/ngày đêm, tương đương khoảng 73,8% khối lượng nước thải được xử lý.Theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố cần hướng tới mục tiêu tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải trong phạm vi quy hoạch đạt 90% đến năm 2030 và đạt 100% đến năm 2050.Trong thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị thực hiện xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Mỹ Đình II, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở - đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, bao gồm: Nam Thăng Long, các khu dân cư lân cận thuộc một phần quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm; các khu đô thị phía Tây đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín; một phần quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội đã đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép xây dựng thêm hàng loạt dự án nhà máy xử lý nước thải.Cụ thể, thành phố đề xuất xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phú Thượng - công suất từ 15.000 đến 21.000 m3/ngày đêm với kinh phí đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng; Nhà máy xử lý nước thải Phú Xuyên - công suất từ 33.000 đến 52.000 m3/ngày đêm, dự kiến kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng; dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị tại khu vực quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây - tổng công suất đến năm 2020 là 29.000 m3/ngày đêm, kinh phí đầu tư dự kiến 1.455 tỷ đồng (nhà máy tại Hà Đông có tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; nhà máy tại thị xã Sơn Tây khoảng 555 tỷ đồng).Để đảm bảo tiến độ đầu tư đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại các khu vực nêu trên, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP Hà Nội được kêu gọi đầu tư các dự án thu gom và xử lý nước thải thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy theo hình thức xã hội hóa.