Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016
80% khu công nghiệp tại Việt Nam vi phạm môi trường?
Con số này được PGS.TS Đinh Đức Trường - Phó trưởng khoa Môi trường và đô thị Trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra tại Hội thảo về kinh tế Việt Nam trong trung hạn và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
Người dân cạnh một dự án gây ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL. Ảnh tư liệu TT
Dẫn chứng từ số liệu của Tổng cục Thống kê, ông Trường cho hay có đếnkhu công nghiệp Việt Nam đang quy định về môi trường, trong đó số DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 60% trên tổng các DN xả thải vượt tiêu chuẩn.Không ít doanh nghiệp FDI mang công nghệ bị cấm sử dụng ở nước sang Việt Nam, nơi có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn để tiếp tục vòng đời công nghệ, tận dụng chi phí đầu tư môi trường thấp, các loại thuế, phí đánh vào môi trường cũng thấp hơn ở công ty mẹ.Trong báo cáo nghiên cứu: “Việt Nam - thiên đường ô nhiễm của các doanh nghiệp nước ngoài” , PGS Đinh Đức Trường chỉ rõ dù Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề về môi trường đã rất nghiêm trọng.Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP, trong khi con số này của Trung Quốc là 10%. Tuy nhiên, nếu ô nhiễm môi trường theo đà tăng tiến như hiện nay, Việt Nam có thể vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm.Ngày 20-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đinh Đức Trường lý giải việc tính thiệt hại vì ô nhiễm môi trường Việt Nam có thể còn tăng cao do hiện tại các nước như Trung Quốc đã tính theo xu hướng GDP xanh, nghĩa là tính cả khấu hao tài nguyên và ô nhiễm môi trường, còn ở Việt Nam chủ yếu tính thiệt hại về môi trường đơn thuần.Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% GDP hằng năm. Ngoài khoản thiệt hại chung như trên, hằng năm nước ta còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác chữa trị những chứng bệnh gây nên bởi ô nhiễm...Ông Trường dẫn chứng các nước phát triển đều có hệ thống tiêu chuẩn môi trường cao, có hệ thống cân đong, đo đếm xem doanh nghiệp có gây ô nhiễm hay không và toàn bộ quá trình này được giám sát chặt chẽ. Khi phát hiện sai phạm, các nước có có hàng loạt các loại chế tài xử phạt khác nhau, như kiểu thẻ vàng, thẻ đỏ của trọng tài.Trong khi Việt Nam vừa đưa ra tiêu chuẩn thấp, vừa thiếu hệ thống quan trắc tự động. “Sự chênh lệch về tiêu chuẩn môi trường giữa Việt Nam và các nước giữa VN đã tạo sức hút để các doanh nghiệp FDI đổ vào đầu tư tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về chi phí.Tiêu chuẩn thấp, hệ thống quan trắc lỏng lẻo nên các doanh nghiệp FDI có thể tiết kiệm được từ 10-50% chi phí so với nước mẹ. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng công nghệ cũ của Trung Quốc khi đầu tư vào Việt Nam”- ông Trường nhấn mạnh.NGỌC HÀ - NGỌC AN/TTO