Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
TIN MÔI TRƯỜNG
Tiềm ẩn hiểm họa ô nhiễm
Theo báo cáo của Ban Quản lý KCN tỉnh Ninh Bình, trong sáu tháng đầu năm 2013, một số nhà máy trong KCN Khánh Phú để xảy ra sự cố ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cho rằng, trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các giải pháp bảo vệ môi trường, có thời điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ðó là các nhà máy Ðạm Ninh Bình, Nhà máy kính nổi Tràng An, Nhà máy sản xuất thép cán, thép đúc các loại và chế tạo thiết bị cơ khí thuộc doanh nghiệp tư nhân Phúc Hưng, cơ sở đúc thép và sản xuất cơ khí thuộc Công ty TNHH Huy Hùng... Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Ninh Bình) đánh giá, môi trường ở KCN Khánh Phú đã và đang bị ô nhiễm cục bộ về không khí và môi trường. Tại 10 trong tổng số 27 dự án đầu tư hiện đang hoạt động đều có vi phạm về môi trường, bao gồm không khí bị ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn. Có doanh nghiệp thậm chí vi phạm hai đến ba lần vẫn không khắc phục. Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở KCN chưa tốt bởi còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ban Quản lý KCN, khiến sự cố xảy ra khó giải quyết vì cơ quan này lại cho rằng trách nhiệm của cơ quan khác.
Kiểm tra khu xả thải để bảo vệ môi trường.
Một điều lo ngại nữa, hiện nay là bảy Khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh trong đó ba KCN đi vào hoạt động gồm: KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp giai đoạn I và KCN Khánh Phú thu hút 66 dự án đầu tư. Song hiện nay mới có KCN Khánh Phú xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn I, bước đầu bảo đảm thu gom, xử lý lượng nước thải tại KCN. KCN Gián Khẩu đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải tập trung, dự kiến hoàn thành vào năm 2014. KCN Tam Điệp giai đoạn I chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, lượng nước thải từ ba KCN và thành phố Ninh Bình là khoảng 12.230 m3/ngày đêm, bảy huyện, thị khoảng 2.000 m3/ngày đêm.
Đặt lợi ích cộng đồng trên hết
Tỉnh Ninh Bình đã chủ động và có nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và kiểm soát tốt chất lượng môi trường trên địa bàn nói chung và thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Tỉnh thành lập ban chỉ đạo chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015..
Năm 2013, tỉnh xây dựng Quy hoạch xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Đồng thời tăng cường quan trắc môi trường với tần suất 4 lần/năm tại các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải lớn ra lưu vực sông Đáy. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức quy hoạch một số Khu xử lý chất thải rắn tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, Thung Châu, xã Kỳ Phú (Nho Quan), các dự án thoát nước mặt, chống úng lụt khu vực phía tây thị xã Tam Điệp, xây dựng trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt thành phố Ninh Bình. Thực hiện kiểm soát định kỳ đối với 29 đơn vị tại huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và các KCN Gián Khẩu, Khánh Phú.
Tỉnh Ninh Bình có tám cơ sở nằm trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để, bao gồm: Bệnh viện đa khoa Tỉnh, Bệnh viện Quân y 5, Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Cơ sở sản xuất xi măng Cầu Yên, Kho thuốc bảo vệ thực vật Ninh Bình, Công ty bia Ninh Bình, Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Ninh Bình. Với việc xây dựng nhiều dự án xử lý ô nhiễm môi trường, đến nay, cả tám cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường công nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường.
Theo ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND Ninh Bình, mâu thuẫn giữa sản xuất với môi trường đang ngày càng bộc lộ, lo ngại ảnh hưởng đời sống nhân dân. Do vậy, không nên vì lợi ích của doanh nghiệp mà quên lợi ích của cộng đồng. UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm những cam kết đã thỏa thuận về bảo vệ môi trường khi xây dựng nhà máy với địa phương. Các cơ quan chức năng trong tỉnh cần tiếp tục kiểm tra, giám sát tác động của môi trường và kiên quyết xử lý vi phạm, kể cả phải tính đến chuyện đóng cửa nhà máy nếu tái phạm nhiều lần không khắc phục dứt điểm sự cố. Mặt khác, tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường để người dân gần KCN giám sát chặt chẽ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi xâm hại môi trường của doanh nghiệp trong KCN.
Theo tainguyenmoitruong.com.vn