Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
Xưởng sản xuất khăn mặt Cty Dệt may xuất khẩu Nam Thành
Cống xả thải ra dòng sông Tân Việt
Theo số liệu thống kê, hơn 90% hộ dân trong xã theo nghề dệt vải, mỗi năm làng nghề sản xuất trên 300 triệu chiếc khăn và hàng trăm triệu m2 vải, giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động.
Sống chung với độc hại
Xã Thái Phương có 12 DN, hộ sản xuất hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm xả nước thải từ 1.000 đến 1.500m3/ngày đêm. Mỗi năm làng nghề sử dụng gần 10 tấn ôxy già, 100 tấn nhớt thủy tinh, hàng chục tấn xà phòng. Theo báo cáo của Sở Công thương Thái Bình, kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề xã Thái Phương, trong 13 thông số thì có 5 thông số quan trọng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 57 lần so với quy chuẩn VN.
Các cơ sở sản xuất trên địa bàn không có hệ thống xử lý nước thải, hóa chất tẩy nhuộm xả thẳng ra dòng sông Tân Việt, ngấm vào nguồn nước, đồng ruộng của người dân.
Một số DN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cơ quan chức năng kiểm tra mẫu nước xét nghiệm thì đạt tiêu chuẩn, nhưng khi đoàn kiểm tra đi, để giảm thiểu chi phí, DN lại cắt giảm lượng hóa chất xử lý nước thải và các công đoạn xử lý nên vẫn gây ÔNMT.
Nhiều cơ sở, hộ sản xuất nhỏ lẻ không có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, khi chính quyền địa phương thực hiện biện pháp cưỡng chế, tạm dừng sản xuất thì họ sản xuất trộm vào buổi tối và tranh thủ xả thải ra môi trường.
Ông Trần Bá Cao - Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương cho biết: “Từ năm 2007 đến năm 2013, khi các DN và hộ cá nhân đồng loạt hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm là thời điểm ÔNMT tại làng nghề ở mức báo động.
Người dân thôn Xuân La, Phương La 3 quá bức xúc đã đắp đập, ngăn nước thải từ con sông đồng Buộm chảy về đồng ruộng và địa bàn thôn mình, thậm chí ngăn đường không cho xe chở hàng hóa lưu thông.
Lòng sông chứa lớp bùn dày 70 đến 80 cm thẩm thấu hóa chất, rất khó thau rửa. Để trả lại nguyên trạng cho dòng sông phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí múc bùn đi nơi khác”.
Phạt thì cứ phạt
Trước thực trạng này, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tạm đình chỉ hoạt động đối với 6 cơ sở nấu, giặt, tẩy, nhuộm phát sinh nước thải gây ÔNMT gồm Cty TNHH Dệt may in nhuộm Lương Ngọc, Cty TNHH CBA, hộ ông Đỗ Văn Tính, ông Đỗ Văn Thà thôn Phương La 3, hộ ông Đinh Xuân Đàm… Dù đã bị cơ quan chức năng xử phạt, nhưng thực tế hầu hết các cơ sở sản xuất không nộp phạt, nhiều nơi vẫn ngang nhiên hoạt động.
Vì vậy, bài toán “ cấm thì cứ cấm, làm thì vẫn làm” này cần sớm có lời giải đáp, để xóa bỏ tình trạng ÔNMT ở làng nghề Thái Phương như hiện nay.
Người dân cứ mòn mỏi chờ đợi, DN “nhấp nhổm” không yên vì vừa sản xuất vừa lo bị đình chỉ hoạt động. Hy vọng dự án hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề Thái Phương sớm hoàn thành để người dân yên tâm sinh sống, DN yên tâm sản xuất.
Theo http://moitruong.com.vn/