Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
TIN MÔI TRƯỜNG
Thiếu trách nhiệm xử lý
Khi Nghị định số 179 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định số 117 được kỳ vọng là tạo sự chuyển biến tích cực trong xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường bởi việc nâng mức xử phạt và yêu cầu đơn vị vi phạm buộc phải có phương án khả thi.
Trong đó, Điều 19 của Nghị định số 179 đã quy định về chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường và hành vi không thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý ô nhiễm triệt để. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc xử lý do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của địa phương, đặc biệt là việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động không khả thi khi áp dụng đối với các cơ sở công ích. Trong khi đó, việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở công ích trong việc xử lý ô nhiễm triệt để cũng chưa được quan tâm thực hiện.
Kết quả thanh tra ban đầu của Tổng cục Môi trường cho thấy, một số địa phương chưa tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch tới các cơ sở như: Quảng Nam, Thừa Thiên -Huế.
Không những thế, nhiều cơ quan thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để không nắm rõ trách nhiệm và các nội dung cần triển khai thực hiện xử lý triệt để đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do mình quản lý như: Sở Y tế Quảng Nam, Sở Y tế Thừa Thiên Huế, Sở Y tế Cao Bằng… Điều này đã làm giảm hiệu lực thực thi quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số địa phương chưa quan tâm đầu tư kinh phí xử lý đối với các cơ sở công ích thuộc trách nhiệm quản lý. Theo Quyết định số 1788, có 65 cơ sở công ích (bãi rác, bệnh viện, trung tâm giáo dưỡng, bảo trợ xã hội) có thời hạn hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, đến nay, mới có 32 cơ sở đã được bố trí kinh phí xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm tỷ lệ 49,2%. Thậm chí, có địa phương đã được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương nhưng chậm hoặc không bố trí kinh phí đối ứng triển khai các dự án xử lý ô nhiễm triệt để, điển hình như tỉnh Bình Thuận, Cao Bằng, Hà Nam...
Không “nuông chiều” doanh nghiệp
Theo Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức, hiện nay, Tổng cục đang hoàn thành các thủ tục, quyết định xử phạt và tạm đình chỉ hoạt động đối với 2 cơ sở là Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh và Công ty cổ phần Mía đường Cà Mau. Đây là hai cơ sở nằm trong đối tượng được thanh tra do Tổng cục Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 6 tháng năm 2014.
Theo Quyết định số 1788 của Thủ tướng Chính phủ, 2 cơ sở này phải hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để trước 30/6/2014. Quá thời hạn trên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ quy định của pháp luật hiện hành quyết định tạm thời đình chỉ hoặc cấm hoạt động.
Để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg, Văn phòng Ban Chỉ đạo Xử lý ô nhiễm triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã báo cáo và được Bộ trưởng Bộ TN&MT đồng ý về việc áp dụng điểm a, khoản 6, Điều 19, Nghị định số 179 đối với Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh và Công ty cổ phần Mía đường Cà Mau về hành vi thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường; đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 19, Nghị định số 179, tạm đình chỉ hoạt động 9 tháng đối với 2 công ty này.
Xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh
Chánh Văn phòng Hoàng Văn Thức cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), tại Điều 104 quy định về xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là điểm mới quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nội dung chính của Điều 104 quy định về hình thức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; trình tự rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các đơn vị có liên quan; công khai thông tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hiện nay, Tổng cục Môi trường đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng một Chương riêng hướng dẫn Điều 104 nói trên trong dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Nguyên tắc chương này là tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 104 của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi và các Điều luật khác có liên quan; đảm bảo tính ổn định của các quy phạm trong một số văn bản mới được xây dựng và trình ban hành như: Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp thẩm quyền phê duyệt danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT về tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1788. Hiện nay, nội dung chương riêng hướng dẫn Điều 104 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã cơ bản hoàn thành gửi Ban soạn thảo, tổ biên tập lồng ghép vào dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi và đăng trên website của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.