Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
Xử lý không nghiêm
Thời gian qua Cảnh sát PCTP về môi trường đã phát hiện, xử lý hơn 30.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, chuyển các cơ quan có thẩm quyền khởi tố điều tra 803 vụ, với 1.429 đối tượng, xử phạt hành chính gần 400 tỷ đồng. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, Cảnh sát PCTP về môi trường đã phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót trong quản lý Nhà nước, kịp thời kiến nghị với các ngành, các cấp, địa phương khắc phục, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong việc bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường. Thực tế một số vụ “đầu độc” môi trường bị phát hiện gần đây như: Vụ Công ty Nicotex Thanh Thái (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) chôn lấp chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường; vụ Công ty cổ phẩn thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, TP.HCM) xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Đồng Điền... cho thấy, lâu nay dù bị nhiều cơ quan quản lý Nhà nước thanh tra, kiểm tra nhưng vi phạm tại các cơ sở này đều không được phát hiện, hoặc phát hiện nhưng không xử lý nghiêm, do đó vi phạm tái diễn trong một thời gian dài gây bức xúc trong nhân dân.
Hạn chế thẩm quyền của công an... sẽ tăng vi phạm
Ngày 14-11-2013, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 30-12-2013. Nghị định này sẽ hạn chế thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một trong những lực lượng quan trọng trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đó là lực lượng Công an. Cụ thể, tại Điểm n, o Khoản 1 Điều 54, đã hạn chế thẩm quyền của công an các địa phương và Cảnh sát PCTP về môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Lực lượng này sẽ không được “đụng” vào các hành vi vi phạm như: vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; nhập khẩu phế liệu; vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên… Đáng chú ý, Khoản 2 Điều 54 Nghị định này tiếp tục “bó tay” lực lượng Công an nhân dân; thể hiện rõ sự bị động, phụ thuộc của lực lượng công an, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường vào cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Khoản 2 Điều 54 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”. Với việc “phân vùng” xử phạt nêu trên, khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, điều tra, việc cơ quan Công an phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan quản lý Nhà nước vô hình trung đã “hành chính hóa” hoạt động nghiệp vụ của lực lượng này, không đảm bảo nguyên tắc bí mật, bất ngờ trong phòng, chống tội phạm. Qua tìm hiểu thấy rằng, cơ quan soạn thảo Nghị định không đề xuất giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường cho lực lượng Công an tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 21, 23, 24, 26, 27, 28, 34, 37, 38 và 40 của Nghị định vì cho rằng, chức năng, nhiệm vụ chính của lực lượng Công an là phòng, chống tội phạm về môi trường, còn những nội dung liên quan đến các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể các điều trên của Nghị định cho thấy, một số khoản không chỉ quy định hành vi vi phạm về các thủ tục hành chính đơn thuần, mà còn quy định cụ thể các hành vi xâm phạm trực tiếp đến môi trường, như: để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; làm rò rỉ, tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt; chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định... Các hành vi này, nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể xem xét dấu hiệu của tội phạm về môi trường và phải được xử lý bằng pháp luật hình sự. Rõ ràng, việc hạn chế thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường nói riêng như trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP, có nguy cơ bỏ lọt tội phạm, dựng lên những “vùng cấm” trong xử lý vi phạm môi trường.