Phạt 400 tỷ đồng vi phạm quy định BVMT
Theo VOV, sau tám năm thực hiện, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đã góp phần hạn chế tốc độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 chưa gắn kết với các luật liên quan, các chế tài, quy định tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường còn chung chung, không phù hợp với thực tế.
Báo cáo của Bộ Công an tại phiên họp mở rộng với các bộ, ngành để nghe báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về môi trường hôm nay ở Hà Nội nêu rõ bảy năm qua, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện, điều tra, phá hơn 43.000 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hơn 400 tỷ đồng và xử lý hình sự với gần 1.900 đối tượng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường còn nhiều bât cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều chế định xử lý còn nhẹ chưa mang tính răn đe hoặc lực lượng cảnh sát môi trường không có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với một số vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả phân tích môi trường của các cơ quan chuyên môn chưa có giá trị làm căn cứ phục vụ truy tố.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở một số địa phương còn lỏng lẻo, nhất là bảo vệ rừng; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; thu gom, xử lý rác thải; đặc biệt là xử lý hình sự, truy tố đạt tỷ lệ thấp.
Theo Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường thời gian qua trong lĩnh vựng nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở một số địa phương còn lỏng lẻo, nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải. Xử lý vi phạm về bảo vệ rừng chưa nghiêm, xử lý vi phạm về đất đai còn “bỏ ngỏ”, đặc biệt là xử lý hình sự, truy tố đạt tỷ lệ thấp.
Các ý kiến tại phiên họp kiến nghị Quốc hội, Chính phủ làm rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các bộ, ngành trong thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); tổ chức thực hiện Đề án tổng thể xử lý chất thải ý tế giai đoạn 2011 -2015 và định hướng 2020, cũng như quy định về lĩnh vực môi trường nhằm xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của chất thải y tế - theo Báo Sài Gòn Giải Phóng…