Nước nào dẫn đầu thế giới về tái chế rác thải?
Tỷ lệ này đã đưa hòn đảo với 23,5 triệu dân này lên ngang hàng với các nước tái chếrác thải nổi tiếng khác như Áo, Đức và Hàn Quốc. Con số này cũng cao hơn mức 35% tái chế của Mỹ.
Việc Đài Loan tăng cường tái chế rác thải là điều dễ hiểu khi các bãi chôn rác củanước này sẽ quá tải trong vòng 6 năm tới, trong khi các khu vực bất động sản ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Trước tình hình trên, chính phủ mới do Đảng Tiến bộ Dân chủ đứng đầu đã cam kết sẽ tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường và táichế rác.
Đài Loan hiện có một chiến lược toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc phân loại rác thải và tài chế rác, đồng thời cũng có những chế tài nghiêm khắc đối với người vi phạm.
Tại thành phố Đài Bắc, có khoảng hơn 4.000 điểm chở rác mà người dân có thể tra cứu bằng ứng dụng smartphone, qua đó xác định xe chở rác đã đến địa điểm nàođể đổ rác. Bên cạnh đó, các xe chở rác cũng có phân loại chỉ chở một số loại rácnhất định, như rác thải thực phẩm đã hoặc chưa qua xử lý, rác nhựa, nilon hoặc các loại rác thủy tinh, kim loại…
Ngoài ra, người dân nào không muốn phân loại phải bỏ tiền mua loại túi riêng với giá khoảng 600 đồng cho túi nhỏ và 30.000 đồng cho 1 túi to.
Trường hợp những người dân cố tình vi phạm, như phân loại rác sai hoặc vứt rácbừa bãi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, như bị phạt tiền vào khoảng 184 USD (khoảng hơn 4 triệu đồng) cho mỗi lần vi phạm hoặc bị công khai chỉ trích trên các phương tiện truyền thông.
Một yếu tố nữa góp phần làm nên thành công của ngành tái chế rác tại Đài Loan là sự tài trợ của những nhà sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm tài chế, như các công ty nước ngọt có sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế PET để đóng chai.
Nguồn tài chính tài trợ này cũng góp phần trợ cấp cho những người bị ảnh hưởng từ ngành tái chế rác thải, như những người nhặt rác rong hay những hộ gia đình lấy thức ăn thừa để chăn nuôi lợn.
Dẫu vậy, chương trình tái chế của Đài Loan mới áp dụng hiệu quả tại các vùng đô thị như Đài Bắc với 67% hay Đài Trung 63,5%. Trong khi những vùng hẻo lánh, nông thôn có ít nguồn hỗ trợ tài chính hơn và có tỷ lệ tái chế cũng thấp hơn.
Thêm vào đó, nguồn thu từ việc bán túi rác không tái chế không đủ bù đắp cho ngân sách chương trình tái chế rác thải và chính quyền Đài Loan buộc phải trợ cấp thêm.
Dù gặp một số khó khăn nhưng rõ ràng việc mạnh tay thúc đẩy tái chế rác thải đã đem lại hiệu quả cho Đài Loan. Hiện tượng vứt rác bừa bãi ngày càng giảm và môi trường tại đây dần được cải thiện.
Nỗ lực làm sạch môi trường và tái chế rác thải tại Đài Loan đã được bắt đầu từ cuối thập niên 90 khi nhiều chính trị gia và nhà hoạt động xã hội biểu tình phản đối tình trạng ô nhiễm công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Ngày nay, luật pháp Đài Loan quy định người dân phải phân rác thải thành 3 loại làrác thường (có thể bị phân hủy), rác có thể tái chế và rác thải nhà bếp.
Thậm chí, thành phố Đài Bắc còn phân loại thêm rác thô (dùng cho phân bón) và rácthực phẩm đã qua chế biến (dùng làm thức ăn cho lợn).
Đặc biệt, việc chính phủ có những động thái tích cực nhằm cải thiện môi trường nhưng gặp một số khó khăn đã nhận được sự đồng tình cũng như giúp đỡ từ người dân. Các tổ chức xã hội như Tzu Chi Foundation đã tự động tổ chức hơn 4.500 trạmrác tái chế trên toàn Đài Loan và kêu gọi các cựu binh và người già tham gia lao động tình nguyện.
Bà Kao Ah-yeh, một phụ nữ 82 tuổi đang làm việc ở một trung tâm tái chế rác ở quận Neihu cho biết mình đã tham gia tình nguyện được 8 năm.
“Tôi làm việc này là để cứu Trái Đất. Tôi có 5 người con và công việc này sẽ đem lại lợi ích cho chúng”, bà Kao nói.
Trưởng dự án môi trường của tổ chức Tzu Chi, ông Jong-Yan Leou cho biết nhóm đã thu thập và xử lý được khoảng 100.000 tấn rác thải tái chế trong năm 2015, chiếm 3% tổng số rác tái chế tại Đài Loan. Nguồn tiền thu được từ công việc này được dùng để giúp đỡ những người vô gia cư và đầu tư lại cho các trạm rác tái chế của nhóm.
Hiện nay, nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp camera nhằm đảm bảo các hộ dân thực hiện đúng quy trình phân loại rác thải. Những người vi phạm lần đầu sẽ được nhắc nhở bằng thông báo, nếu tái diễn thì họ sẽ bị phạt.
Từ năm 2012, các camera an ninh tại Đài Loan đã bắt được hơn 56.000 vụ vi phạm về xử lý rác. Chính phủ cũng khuyến khích người dân tố cáo khi tặng 50% phí phạt cho người tố giác.
Theo thông tin của một đài truyền hình địa phương, một tiểu thương chợ đêm đã thu được 21.460 USD (tương đương khoảng 479 triệu đồng) tiền thưởng vì đã giúp đỡ bắt phạt 4.900 trường hợp vi phạm trong vòng 10 tháng, dù người này nhiều lần bị mắng chửi và đe dọa.
Theo Cafebiz