Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
TIN MÔI TRƯỜNG
Không những thế, xuôi dòng sông Bưởi về phía huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) do việc xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, khiến cá trên sông Bưởi chết hàng ở các xã gần nhà máy và xã Thạch Lâm phần hạ lưu của sông Bưởi khiến người dân hoang mang lo sợ và bức xúc.
Anh Bùi Quang Nhâm, ở thôn Đa, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) đang chăn trâu gần khu vực xả thải của Nhà máy này bức xúc nói: “Hàng ngày người dân nơi đây phải hứng chịu mùi hôi thối từ hồ chứa nước thải của nhà máy cả ngày lẫn đêm không thể nào chịu nổi, người dân nơi đây hầu như đều mắc các bệnh về hô hấp, viêm phổi, viêm da... nhất là người già và trẻ em. Đặc biệt nguồn nước ăn uống bị ô nhiễm nặng do nhà máy lắp ống cống chảy nước thải ra suối Hón Bùi và đổ trực tiếp xuống sông Bưởi. Nhiều lần nhân dân khu vực này đã gửi đơn thư kiến nghị lên huyện, tỉnh Hòa Bình. Và đã có nhiều đoàn về kiểm tra, nhưng không hiểu sao Nhà máy tinh bột sắn vẫn hoạt động bình thường và ngược lại lượng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường ngày lại càng nhiều hơn?!”.
Chị Nguyễn Thị Duyên, thôn Đồi, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) nhà ngay sát với bờ sông Bưởi cho biết: Hiện tượng cá chết bất thường bắt đầu xuất hiện vào đêm 7/12 và kéo dài suốt những ngày qua. Thấy cá chết, người dân ở dọc hai bên bờ sông thi nhau đi vớt cá, nhà nào vớt được ít thì 20 – 30 kg, nhà nào vướt được nhiều thì từ 70 – 80 kg, người dân nơi đây vớt khoảng trên 2 tấn cá các loại, khi vớt cá thì thấy nước sông một màu đen và bốc mùi hôi. Loại cá lớn được người dân mang ra chợ bán, còn loại cá nhỏ, người dân đem nấu cho lợn, chó hoặc băm nhỏ cho gà vịt ăn. Những con cá lăng nặng 3 – 4kg cứ ngấp ngoải ngoi lên mặt nước rồi chết chìm lơ lửng, người dân chỉ cần dùng tay là bắt được, loài cá này vốn rất khỏe và khó đánh bắt nhất. Đặc biệt, loại cá không có vảy thì chết hết, còn cá có vảy thì còn một số con sống sót và trôi về hạ nguồn. Chị Duyên cho biết: Cá chết hàng loạt là do nguồn nước thải của Nhà máy tinh bột sắn ở Hòa Bình xả ra môi trường và có hóa chất.
Ống cống ngầm từ Nhà máy tinh bột sắn xả thải trực tiếp ra khe Hón Bùi.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Công ty TNHH một thành viên Tân Hiếu Hưng ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, có công suất chế biến trên 250 tấn sắn/ngày đêm, với lượng nước thải từ chế biến lên tới khoảng 1.200 đến 1.300 m3 nước thải/ngày đêm. Theo quy trình, nước thải được dẫn vào hệ thống biogas, sau đó chảy vào bốn bể điều hòa để tiếp tục xử lý bằng men vi sinh rồi vào hồ lắng đọng cuối cùng mới tự ngấm xuống đất hoặc chảy ra sông Bưởi.
Theo quan sát của PV, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình hiện có 4 hồ chứa nước thải. Ban đầu nước thải sẽ được đưa lên bể biogas với dung tích chứa khoảng 80.000m3. Số nước thải còn lại sẽ được đưa ra 3 hồ chứa còn lại, 3 hồ chứa này không có bạt che đậy. Ở hồ chứa nước thải thứ 4, hồ chứa nước đã đạt chuẩn để xả ra môi trường, chúng tôi phát hiện nước có màu đen kịt, sủi bọt và bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, còn có một ống cống thoát nước ngầm chảy từ bên trong nhà máy ra hồ chứa mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào, chảy trực tiếp ra suối Hón Bùi, sau đó đổ trực tiếp ra sông Bưởi. Tại địa điểm xả thải ra môi trường của Công ty TNHH một thành viên Tân Hiếu Hưng ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, (Hòa Bình) đến tận địa bàn xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) dài gần 10km, một màu nước đục lơ lớ bốc mùi hôi thối nồng nặc, hai bên bờ sông Bưởi không một bóng cá đớp mồi. Quả thật, khúc sông này như là một khúc sông “chết”.
Mặc dù, ngày 22/11/2013, sau khi thanh tra tại công ty này, đoàn công tác của Tổng cục Môi trường đã chỉ rõ vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty Tân Hiếu Hưng như: xây lắp không đúng công trình xử lý môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; hệ thống xử lý nước thải của Công ty so với nội dung báo cáo đã được phê duyệt thiếu bể điều hòa và xử lý bằng hóa chất; Nhà máy vẫn chưa có giấy chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để theo yêu cầu của Tổng cục Môi trường.
Hồ chứa nước thải cuối cùng của nhà máy, trước khi đổ ra môi trườn có màu đen kịt và bốc lên mùi hôi thối.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Quý Ly, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho biết: Hiện tượng cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Bưởi là do nước thải từ nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Hòa Bình nằm cách xã Thạch Lâm gần 10km. Chúng tôi cũng đến điểm xả thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình (trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) xuống sông Bưởi. Nếu cứ xả thế này thì hệ thống sinh vật, thủy sản ở dòng sông này sẽ bị hủy diệt và sức khỏe người dân đang bị đe dọa. Hiện xã Thạch Lâm có khoảng 30% các hộ dân sống hai bên bờ sông Bưởi đang phải dùng nước sông này để dùng ăn uống sinh hoạt vào mùa khô.
Ông Ly cho biết thêm: Vào ngày 17/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân cá sông Bưởi chết hàng loạt. Đoàn đã đến bản Biện, xã Thạch Lâm, Thạch Thành (Thanh Hóa), vẫn còn xác cá chết dạt vào bờ hoặc nổi rải rác trên mặt nước. Làm việc với Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn (Hòa Hòa). Sở Tài nguyên và Môi trường hai tỉnh đã lấy mẫu nước thải tại vị trí xả thải của nhà máy để làm căn cứ phân tích, đánh giá chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường và sẽ sớm có kết luận chính thức về việc xả nước thải ra sông của Công ty TNHH một thành viên Tân Hiếu Hưng là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trên sông Bưởi trong những ngày qua.
Từ thực trạng cá chết hàng loạt tại sông bưởi xã Thạch Lâm, Thạch Thành (Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa cần kết hợp với UBND tỉnh Hòa Bình sớm làm rõ những đơn vị tập thể, cá nhân dẫn đến thực trạng trên, để nhân dân khỏi hoang mang lo sợ, ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất.