Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
-
Thứ năm, ngày 16 tháng 04 năm 2015
Nhà máy sản xuất cồn: Ngang nhiên tàn phá môi trường
Một doanh nghiệp đã nhiều lần vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, ngang nhiên xả thải xuống hệ thống sông. Thanh tra Bộ TN-MT, cảnh sát môi trường tỉnh đã nhiều lần kiểm tra và phát hiện các vi phạm nghiêm trọng tại đây nhưng không hiểu sao Cty này vẫn tồn tại như thể thách thức dư luận…
Tàn phá môi trường tỉnh Bình Thuận
Một Công ty sản xuất cồn hoạt động từ năm 2008 trong lĩnh vực sản xuất cồn chất lượng cao, với công suất thiết kế là 72 triệu lít cồn/năm. Trong quá trình sản xuất, Công ty phải dùng tới 6.000m3 nước lấy từ sông Ui và xả trở lại dòng sông toàn bộ số nước thải khoảng 2.500 m3. Lợi dụng việc nằm giữa địa bàn hai tỉnh, Công ty này có nhiều chiêu thức xả thải ra môi trường. Tháng 6/2011, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Bình Thuận đã phát hiện Nhà máy Sản xuất cồn (Đồng Nai) đã xả thải trái phép ra sông Giêng, thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Công an tỉnh Đồng Nai giải quyết. Theo kết quả của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thì các mẫu nước thải của nhà máy này thải ra sông Giêng cho thấy đều có các chỉ tiêu vượt quy chuẩn Việt Nam cho phép.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà hồ sơ vụ việc đã được chuyển lên các cấp, nhưng gần một năm sau, Đoàn Thanh tra Bộ TN-MT mới ra kết luận hàng loạt sai phạm như: Công ty phân loại chất thải nguy hại chưa triệt để, kho chứa chất thải nguy hại nhỏ chưa đảm bảo an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; một số đường ống, van khóa và thiết bị được lắp đặt không đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có nhiều đường ống nước cấp, nước thải có nhiều đoạn nổi và chìm dưới mặt đất rất khó kiểm soát, phân biệt... Thanh tra Bộ TN-MT cũng yêu cầu công ty nhanh chóng khắc phục hậu quả, như phải bơm toàn bộ nước thải tại hồ số 3 vào hệ thống xử lý nước thải, cải tạo, nạo vét lòng hồ chứa nước thải đảm bảo chức năng hồ xử lý nước thải, không ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm. Tháo gỡ các đường ống, van khóa không đúng theo thiết kế kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải; thay thế và cố định các trạm bơm di động với đường ống dẫn cứng có các điểm xả cố định để bơm nước thải vào hệ thống xử lý nước thải; bảo đảm không chuyển nước thải ra ngoài theo chủ ý của người vận hành.
Điều đáng nói là trong một năm chờ Bản kết luận của Thanh tra Bộ TN-MT, bến tắm của người dân hoàn toàn vắng bóng người vì bất kì ai xuống nước, ra về đều bị mẩn ngứa, nổi cục trên người. Con sông Giêng, một nguồn tài nguyên nước quan trọng nuôi sống bao thế hệ người dân Bình Thuận đã trở thành một “con sông chết” bốc mùi hôi thối nghiêm trọng. Sau vụ tai tiếng này, Công ty này đã thôi không xả thải sang Bình Thuận nữa, để chứng minh mình “trong sạch”, họ thuê Cty Cổ phần kỹ thuật môi trường Việt An lắp đặt một Trạm Quan trắc chất lượng nước thải xả ra sông Giêng (thời hạn 3 tháng). Người dân Bình Thuận “thở phào nhẹ nhõm” thì mới đây người dân Đồng Nai đã phát hiện ra một “chuyện động trời”, hóa ra Công ty này chưa bao giờ ngừng việc xả thải ra môi trường.
Sông ô nhiễm trầm trọng, cá chết hàng loạt trên sông Giêng
Chuyển xả thải bí mật sang Đồng Nai
Quan sát đường máng bê tông xả thải công khai, không khó nhận thấy nước có mầu vàng nhạt, thoảng mùi cồn, lớp cặn vàng xỉn đóng dầy trong lòng máng. Sau đó theo chân người dân dũng cảm đã báo tin rồi dẫn đường, chúng tôi vòng ra ngọn đồi sau nhà máy để chứng kiến một hành vi “động trời” của Công ty này. Một ống nhựa mềm được chôn sơ sài dưới lòng đất, một số đoạn còn lộ hẳn ra ngoài, một đầu ống nhựa đường kính khoảng 30cm này nối thẳng vào tường rào nhà máy, đầu kia chìm dưới đất hướng ra sông Ui – địa phận Đồng Nai. Một số đoạn ống bị thủng, nước thải màu café chảy ra thành vũng, đóng váng xanh lè, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đứng gần vũng nước thải này chừng 5 phút mà không ai trong số chúng tôi có thể chịu đựng hơn được nữa. Không ai nói nhưng trong lòng chúng tôi đều nảy ra suy nghĩ, đường ống này đã tồn tại từ bao giờ? Và nó đã xả ra sông Ui biết bao nhiêu chất độc hại, huỷ hoại tài nguyên nước ngầm?
Được biết, từ khi xảy ra ô nhiễm nguồn nước vùng giáp ranh, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành công văn số 3296/ UBND-KT ngày 10/7/2008 đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp giải quyết. Tiếp đó, Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận cũng nhiều lần có văn bản đề nghị Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai phối hợp kiểm tra 2 nhà máy nhưng mọi nỗ lực như đá ném ao bèo. Bằng chứng sau 3 năm, tình hình ô nhiễm ở hạ nguồn sông Ui vẫn cứ tiếp diễn và theo chiều hướng tồi tệ hơn. Nhiều lần quá bức xúc, nhân dân đã tập trung kéo đến 2 nhà máy hỏi chuyện nhưng chính quyền can ngăn, bảo chờ hướng giải quyết giữa 2 tỉnh. Sau đợt cá chết hàng loạt, nước sông hôi thối, UBND tỉnh lại có văn bản số 4744/UBND - KT ngày 8/10/2010 giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng Cảnh sát môi trường và Sở TN-MT. Theo đó, Công an tỉnh giao Phòng Cảnh sát Môi trường làm việc thống nhất với Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Đồng Nai để xây dựng, ban hành quy chế phối hợp riêng cho ngành tại địa bàn giáp ranh của 2 tỉnh, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, giám sát việc xử lý nước thải của 2 nhà máy.
Một doanh nghiệp công khai hết xả thải sang tỉnh này lại tàn phá môi trường tỉnh kia như vậy mà vẫn ngang nhiên hoạt động suốt 6 năm nay. Thanh tra Bộ TN-MT chỉ kiểm tra, yêu cầu mà không có chế tài xử phạt. Điều này đang khiến dư luận hoài nghi về việc Cty này đang được bảo kê, dung túng. Người dân tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc, xử lí Công ty này, cứu lấy môi trường Đồng Nai, Bình Thuận và cuộc sống của hàng triệu người dân hai tỉnh này.