Khắc phục tình trạng xử lý nước thải chưa đạt chuẩn tại các khu công nghiệp
Theo Ban Quản lý các KCN, năm 2000, trong số 10 KCN của tỉnh chỉ có 3 KCN có nhà máy XLNTTT thì đến thời điểm hiện nay, tất cả 30 KCN đang hoạt động đều đã hoàn thành xây dựng nhà máy XLNTTT với công suất thiết kế hơn 139.000m3/ngày đêm. Về công nghệ xử lý, do đặc điểm các KCN trên địa bàn tỉnh là đa ngành nên các nhà máy XLNTTT sử dụng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học. Theo đánh giá, hiện các KCN đều đã xây dựng nhà máy XLNTTT đảm bảo tiếp nhận, xử lý nước thải của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua các đợt giám sát vẫn còn một số KCN xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu do công tác vận hành, bảo trì nhà máy XLNTTT chưa hợp lý. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong KCN chưa xử lý nước thải ổn định, chưa đạt giới hạn tiếp nhận của các nhà máy.
PGS.TS. Đinh Xuân Thắng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, PGS.TS. Đinh Xuân Thắng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, thực trạng này còn do một số doanh nghiệp vẫn có cách làm đối phó trong đầu tư hệ thống xử lý nước thải. “Tình trạng này xảy ra khá nhiều trong thời gian trước khi Nghị định 179 và Nghị định 155 của Chính phủ (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) chưa ban hành. Gần đây thì khá hơn nhưng vẫn có doanh nghiệp còn làm mang tính chất đối phó chứ chưa giải quyết được cái gốc của vấn đề”, TS. Thắng nhìn nhận.
Xuất phát từ thực trạng trên, tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia đều cho rằng, các KCN trên địa bàn tỉnh cần tiếp cận các công nghệ xử lý nước thải mới hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý vận hành nhà máy XLNTTT. Đặc biệt, cần thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tách riêng tuyến thoát nước mưa, nước thải và đầu tư lắp đặt các trạm quan trắc tự động ở tất cả các nhà máy XLNTTT. Các hệ thống máy thổi khí longtech, máy bơm chìm homa, song chắn rác, máy khuấy, bơm định lượng OBL....
Khu xử lý nước thải tập trung tại KCN An Phước, huyện Long Thành.
Ngoài ra, tại hội thảo, đại diện các công ty kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh đã trao đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm trong vận hành nhà máy XLNTTT và việc đấu nối nước thải từ các doanh nghiệp trong các KCN và hệ thống. Đồng thời kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước một số khó khăn, vướng mắc hiện nay trong thực hiện các quy định của pháp luật về việc xả thải.
Mở rộng, nối mạng hệ thống quan trắc tự động
Theo PGS.TS. Đinh Xuân Thắng, không chỉ trạm xử lý nước thải có công suất 1.000m3/ngày đêm trở lên mới cần lắp đặt quan trắc tự động mà tất cả các trạm xử lý nước thải cần phải lắp đặt để nối mạng sẽ giúp công tác quản lý hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư và có quyền tham gia lắp hệ thống quan trắc tự động của mình để so sánh với hệ thống quan trắc của Nhà nước. Nếu làm được như vậy thì công tác quản lý sẽ “nhàn” và rất chặt chẽ.