Thiết bị
- Máy thổi khí, đĩa phân phối khí & ống phân phối khí LONGTECH
- Đĩa và ống phân phối khí Jaeger
- Máy bơm chìm, máy khuấy chìm HOMA
- Máy châm Clo DE NORA
- Bình Clo - Van đầu bình SHERWOOD
- Thiết bị đóng / ngắt khẩn cấp bình Clo
- Máy bơm định lượng OBL
- Máy ép bùn, máy gạt rác CHI-SHUN
- Máy khuấy pha hoá chất - Máy khuấy trộn
- Sục khí bề mặt - Sục khí chìm đa hướng SCM
- Các thiết bị khác
Bảo trì - Bảo dưỡng
Chế tạo & lắp đặt
Báo giá sản phẩm
PHÒNG KINH DOANH: |
======================= HỖ TRỢ KỸ THUẬT: Mr. Dương: 0936.640.356 |
CHỈ DẪN LẮP ĐẶT ĐÚNG QUY CÁCH
1. Diện tích lắp đặt thiết bị
+ Mặt bằng lắp đặt thiết bị phải sạch sẽ và an toàn cho việc vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Chú ý đến khoảng không ở phần đầu hút, đầu đẩy của bơm và núm điều chỉnh lưu lượng bơm
+ Nếu bơm được lắp đặt ở ngoài trời thì cần thiết phải có mái che, đặc biệt là khi bơm được kết nối với các thiết bị khởi động điện và các thiết bị điều khiển khác
+ Đầu bơm bằng nhựa PVC chỉ có thể làm việc ở nhiệt độ môi trường và nhiệt độ dung dịch tối đa là 40oC. Nếu cần thiết thì có thể sử dụng thêm thiết bị che bơm khỏi ánh nắng mặt trời và kiểm tra nhiệt độ của dung dịch cần bơm.
2. Đường ống hút
Việc lắp đặt đúng quy cách và kích thước ống hút đặc biệt quan trọng để vận hành bơm an toàn. Các yếu tố sau cần phải được tính đến:
A) Đường kính trong của ống được chọn theo lưu lượng bơm (Bảng C). Các đầu nối bơm có kích thước lớn hơn cho các ứng dụng khác nhau.
B) Chiều dài của ống
Chiều dài ống hút càng ngắn càng tốt. Và chiều dài phù hợp nhất theo bảng C
+ Chiều sâu hút lớn nhất là 1,5m
+ Tổng chiều dài của ống hút: 2,5m
C) Sơ đồ kiểu lắp đường ống hút
Xem hình minh họa Hình 7/A và 7/B
Chú ý: Cách lắp đặt đúng là Right; lắp sai là Wrong
3. Bộ lọc đầu hút
Lắp đặt bộ lọc tại đầu hút của bơm định lượng luôn luôn cần thiết, đặc biệt là khi dung dịch bơm có chứa các tạp chất rắn lơ lửng.
Chú ý: Một bộ lọc có kích cỡ nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất bơm. Nên sử dụng bộ Y lọc có kích thước lơn hơn so với kích thước của ống.
Tính chất của màng lọc thị phụ thuộc vào loại chất lỏng và lưu lượng của bơm
Đối với dung dịch có độ nhớt dưới 200 cps thì có thể tham khảo bản D dưới đây
Để tránh các hạt có kích thước lớn khi định lượng các dung dịch có chứa các hạt huyền phù thì đường ống hút của bơm không được lấy ở đáy thùng chứa, mà điểm hút phải cách đáy thùng ít nhất là 10cm (Hình 8)
Chú ý: Cách lắp đặt đúng là Right; lắp sai là Wrong
4. Đường ống hút với dung dịch có độ nhớt
Một số điều cần lưu lý khi lắp đặt bơm cho dung dịch có độ nhớt cao:
+ Đối với loại ứng dụng này thì chúng tôi kiến nghị nên sử dụng đầu bơm bằng Inox
+ Đối với trường hợp độ nhớt cao thì van đầu đẩy nên dùng là van lò so
+ Đối với đường ống đầu hút thì phải có đường kính hợp lý. Với trường hợp độ nhớt của dung dịch lớn hơn 2000 cps thì lựa chọn kích thước ống hút lớn hơn so với kích thước đầu hút của bơm
+ Trong mọi trường hợp khi bơm dung dịch có độ nhớt thì lựa chọn đường ống hút có kích thước ít nhất bằng với kích thước của đầu nối của bơm
Một số cách lắp đặt đường ống hút như sau
Chú ý: Cách lắp đặt đúng là Right; lắp sai là Wrong
Mối tương quan giữa tần suất “SPM” và độ nhớt dung dịch cps có tác dụng cho đầu bơm bằng thép AISI 316L, hoặc nhựa PP hoặc PP11, được thể hiện qua bảng sau.
5. Đường ống đẩy
+ Khi mà bề mặt dung dịch bơm trong bể hút cao hơn cốt của bể chứa thì sẽ xuất hiện một dòng chảy không kiểm soát được từ bể hút sang bể chứa.
Để tránh hiện tượng này thì áp lực đầu đẩy phải lớn hơn ít nhất 0,3 bar so với áp lực của đầu hút, trong trường hợp lưu lượng nhỏ thì độ chênh áp phải là 0,5 bar.
Trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện trên thì cần thiết phải lắp đặt một van để tạo áp lực ngược hoặc tốt hơn hết là khóa chặt ống đầu đẩy để tránh hiệu ứng siphong
Chú ý: Cách lắp đặt đúng là Right; lắp đặt sai là Wrong
6. Van xả áp
Bơm định lượng màng cơ học phải lắp thêm một van xả áp; một áp lực cao hơn áp lực làm việc tối đa của màng bơm sẽ làm hỏng cơ cấu màng
+ Van an toàn cần phải được lắp đặt ngay sau đầu đẩy của bơm, tất nhiên là trước van đóng ngắt
+ Áp lực van (áp lực đặt) không vượt quá áp lực lớn nhất của bơm
+ Van xả áp bảo vệ bơm trong các trường hợp sau
- Áp lực dư (áp lực cao hơn giá trị cho phép)
- Lỗi người vận hành (Ví dụ: van đóng ngắt đóng khi mà bơm hoạt động thì van sẽ xả ra ngoài)
- Tắc ống đẩy (giảm tiết diện đường ống, gây tắc). Hình 11
Nếu có van on/off trên đường ống đẩy thì cần lắp thêm 01 van xả áp
7. Lắp đặt thiết bị tiêu xung
Thiết bị tiêu xung động là một phần thiết bị rất quan trọng để bơm định lượng hoạt động tốt. Việc lắp đặt thiết bị tiêu xung mang lại một số tiện ích sau:
+ Bảo vệ cho bơm khỏi áp lực phản hồi, kéo dài tuổi thọ bơm
+ Tránh rung động dọc theo đường ống đẩy
+ Làm cho dòng chảy đều, có lợi cho công nghệ sử dụng
Dao động xung của lưu lượng, là một tính chất có hại đối với tất cả các loại bơm định lượng, bởi vậy có thể tránh hiện tượng này ta lắp thêm bộ tiêu xung ở đầu ra
Ví dụ về lắp đặt bộ tiêu xung như sau:
8. Lắp đặt đồng hồ đo áp lực
Để kiểm tra quá trình hoạt động bình thường của bơm, cần thiết phải lắp đặt một đồng hồ đo áp lực ở tại đầu đẩy của bơm.
Đồng hồ đo áp lực sẽ chỉ ra áp lực làm việc thực tế của bơm. Gía trị này không được vượt quá áp lực làm việc lớn nhất của bơm
9. Hệ thống lắp đặt chuẩn
III. TRA DẦU HỘP GIẢM TỐC
1. Tra dầu và loại dầu bôi trơn
Tháo nút tra dầu ở trên vỏ bơm và tra dầu bôi trơn vào.
Loại dầu tra và thể tích dầu tra cần tham khảo theo bảng F sau đây
Vị trí nút tra dầu, xả dầu, cửa sổ quan sát dầu tra được thể hiện sau:
2. Trước khi khởi động
Trước khi khởi động bơm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trước khi khởi động phải đảm bảo rằng bệ đỡ của bơm phải phẳng và chắc chắn. Không lắp đặt bơm trực tiếp lên nền bê tong
+ Cố định bơm vào bệ đỡ bằng bulong tại đế bơm
+ Đảm bảo rằng van của bơm phải thẳng góc với mặt đất
+ Trước khi đấu nối ống với bơm, cần phải súc rửa ống bằng nước, đặc biệt là ở ống hút và bể hút. (Nếu không làm vệ sinh bể, đường ống trước khi khởi động thì bơm sẽ bị tắc vì hút phải rác như vảy hàn, đất cát,…)
+ Đường ống phải có bộ đỡ riêng để tránh lực căng trên đầu bơm. Do đó, ngoài việc bệ đỡ, bơm cần phải có một khung đỡ cho cả ống hút và đẩy.
+ Cần kiểm tra kỹ đầu nối ống hay đầu bích đã kín khít chưa. Nếu không khí lọt được vào ống thì sẽ ảnh hưởng đến việc mồi bơm.
3. Khởi động bơm
Thực hiện theo chỉ dẫn sau:
+ Khi bơm không hoạt động, kiểm tra dầu qua mắt dầu
+ Kiểm tra các đầu đấu nối điện, kiểm tra chiều quay động cơ (chiều chiều mũi tên ghi trên thân động cơ)
Phải đảm bảo các rằng các van đóng ngắt ở đầu hút và đầu đẩy phải được mở
+ Kiểm tra xem dung dịch bơm có bị đóng rắn hoặc gây tắc trong ống không
+ Khi lần đầu khởi động, áp lực đầu đẩy càng thấp các tốt và vị trí núm điều chỉnh lưu lượng đặt ở vị trí 20%, duy trì trong 3 – 5 phút. Tăng dần lưu lượng đến giá trị lớn nhất, sau đó đặt áp lực đến áp lực làm việc của bơm.
+ Trong quá trình vận hành ban đầu của bơm, cần kiểm tra áp lực đầu đẩy bằng đồng hồ đo áp, giá trị áp lực (dao động xung quanh điểm làm việc) không được vượt quá áp lực làm việc lớn nhất.
Chú ý: Bơm không thể chịu áp lực lớn hơn áp lực ghi trên bơm
IV. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA KHI KHỞI ĐỘNG BƠM
1. Bơm không bơm được dung dịch
NGUYÊN NHÂN |
CÁCH KHẮC PHỤC |
Không khí đi vào đường ống hút qua các vị trí đấu nối |
Kiểm tra lại các mối nối |
Không khí bị giữ lại trong bơm |
Tổng lưu lượng của bơm nên lớn nhất, nếu không thì nới lỏng đầu đẩy của bơm đến khi có dung dịch chảy ra |
Chiều sâu hút quá lớn |
Giảm bớt chiều sâu hút |
Áp suất bay hơi của dung dịch quá cao |
Tăng áp suất thủy tĩnh ở đầu hút của bơm |
Độ nhớt dung dịch quá cao |
Lắp đặt đường ống hút có đường kính lớn hơn. Tăng áp suất thủy tĩnh ở đầu hút của bơm |
Đường ống hút bị tắc hoặc van đóng |
Kiểm tra lại |
Bộ lọc ở đầu hút bị tắc |
Vệ sinh lại |
Van bơm bị tắc do các chất bẩn đi vào từ đầu hút |
Tháo van và vệ sinh một cách cẩn thận |
2. Lưu lượng bất thường hoặc cao hơn so với yêu cầu
NGUYÊN NHÂN |
CÁCH KHẮC PHỤC |
Áp lực thủy tĩnh đầu hút cao hơn áp lực đầu đẩy |
Tăng áp lực đầu đẩy bằng cách lắp van tạo áp lực ngược |
Van tạo áp lực ngược bị tắc ở vị trí mở hoặc áp lực đặt quá thấp so với áp lực đầu hút |
Kiểm tra |
Van của bơm bị kẹt ở vị trí mở |
Kiểm tra |
3. Bảo dưỡng định kỳ
§ Kiểm tra mức dầu định kỳ
§ Cứ sau 10.000 giờ làm việc thì thay dầu
Trong trường hợp lưu lượng thấp và bất thường, kiểm tra các bộ phận sau
+ Trước tiên tham khảo hình vẽ đầu bơm
+ Chú ý đến trình tự sắp xếp các bộ phận của van, mỗi một bi van sẽ nằm ở vị trí nghỉ
+ Lần lượt nới ốc ở các đầu hút và đầu đẩy bằng một tuốc nơ vít. Kiểm tra các bộ phận có sạch và ở trạng thái tốt không. Lau chùi sạch sẽ cẩn thận tất cả các bộ phận như bi van, ổ đỡ van, trục dẫn hướng và thân van
Sắp xếp đúng: Van ở vị trí 15; gioăng ở vị trí 5
V. BẢO DƯỠNG KHẮC PHỤC
Chúng tôi khuyên nên mua một số thiết bị chính để bảo dưỡng phòng ngừa đầu bơm màng. Một số chi tiết chính được thể hiện ở bảng sau
1. Tháo vỏ van
Để tháo vỏ van bằng tuavit (vị trí 14) và tháo bi van
Nếu cần phải lau chùi lần lượt van theo quy trình sau:
A) Tháo van (vị trí 14)
+ Ghi nhớ lại thứ tự sắp xếp của các chi tiết trong van
+ Rút van ra
+ Vệ sinh sạch sẽ ổ đỡ, đặc biệt là 2 viên bi (Vị trí 15)
+ Nếu cần thiết thì thay ổ đỡ và van
+ Lắp ráp lại van theo thứ tự chính xác
+ Vít lại vỏ van
B) Màng (vị trí 32)
+ Tháo đinh vít khỏi đầu bơm (vị trí 29)
+ Tháo đầu bơm (vị trí 21)
+ Tháo màng bơm (vị trí 32) bằng cách quay nó theo chiều kim đồng hồ
+ Trước khi vặn màng chặt lại cần phải bôi trơn các đường ren (vị trí 102) (đường rãnh ren ở đỉnh cuối của khe trượt)
+ Xiết chặt lại màng bơm và đảm bảo rằng nó đi vào đến vị trí cuối cùng
+ Ráp lại đầu bơm ( vị trí 21), kiểm tra sự sắp xếp của các bộ phận của van xem có đúng vị trí không.
+ Dần dần vít lại các đinh vít (vị trí 29), chú ý không xiết quá chặt
2. Một số sự cố xảy ra khi vận hành
v Lưu lượng thấp hơn yêu cầu
NGUYÊN NHÂN |
CÁCH KHẮC PHỤC |
Không khí đi vào đường ống hút qua các vị trí đấu nối |
Kiểm tra lại các mối nối |
Không khí bị giữ lại trong bơm |
Cho bơm chạy lại với lưu lượng tối đa trong thời gian ngắn |
Chiều sâu hút quá lớn |
Giảm bớt chiều sâu hút |
Áp suất bay hơi của dung dịch quá cao |
Tăng áp suất thủy tĩnh ở đầu hút của bơm |
Độ nhớt dung dịch quá cao |
Lắp đặt đường ống hút có đường kính lớn hơn. Tăng áp suất thủy tĩnh ở đầu hút của bơm |
Nhiệt độ bơm cao |
Tăng áp suất thủy tĩnh ở đầu hút của bơm |
Đường ống hút bị tắc hoặc van đóng |
Kiểm tra lại |
Bộ lọc ở đầu hút bị tắc |
Vệ sinh lại |
Van an toàn cài đặt áp suất quá thấp |
Kiểm tra lại |
Thùng chứa kín khít, hoặc không có lỗ thông hơi |
Kiểm tra |
* Lưu lượng không đúng hoặc cao hơn yêu cầu
NGUYÊN NHÂN |
CÁCH KHẮC PHỤC |
Áp suất đầu hút cao hơn áp suất đầu đẩy |
Tăng áp suất đầu đẩy thấp hơn so với đầu hút 0.3 – 0.5 kg/cm2 |
Van tạo áp lực ngược bị kẹt tại vị trí mở vì bẩn hoặc áp lực cài đặt quá thấp |
Kiểm tra |
Van của bơm bị kẹt ở vị trí mở |
Kiểm tra |