Hình dung Trái Đất trong 500 năm tới
|
Một số vùng thuộc châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ có nhiệt độ trung bình trên 43 độ C trong suốt mùa hè. Ảnh: Wordpress. |
Theo Tech Insider, đến năm 2100, nhiệt độ toàn cầu dự đoán ấm hơn 2,2 độ C so mức trung bình hiện nay. Một số vùng thuộc châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ có nhiệt độ trung bình trên 43 độ C trong suốt mùa hè.
Nhiệt độ cao khiến các sông băng trên dãy núi Alps ở châu Âu biến mất hoàn toàn. Sông băng trên dãy Himalaya thu nhỏ bằng 1/3 diên tích hiện nay. Đại dương trở nên nóng hơn và có nồng độ axit cao hơn, phá hủy hầu hết các rặng san hô lớn.
Dân số thế giới sẽ vượt qua 11 tỷ người vào năm 2100. Sức ép về lương thực, nguồn nước và năng lượng ngày càng gia tăng. Nam Mỹ và châu Phi có thể mất 1/5 diện tích đất phù hợp cho canh tác nông nghiệp.
Trong giai đoạn từ năm 2200 - 2300, các lớp băng trên đảo Greenland sụp đổ và tan chảy, khiến mực nước biển tăng thêm 6 mét. Trong thế kỷ 23, con người chứng kiến cao điểm của sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6. Hàng nghìn loài động vật, thực vật bị xóa sổ khỏi Trái Đất
Khoảng 500 năm tính từ bây giờ, các lớp băng ở phía tây của Nam Cực dần biến mất. Mực nước biển dâng cao thêm 9 mét, nhấn chìm toàn bộ các đảo và vùng ven biển, khiến hàng trăm triệu người phải di dời đi nơi khác. Nếu có thể hạn chế được nóng lên toàn cầu ở khoảng 1,5 độ C, con người có thể tránh được những hậu quả khủng khiếp nhất.