Giải pháp làm khô bùn cặn bằng máy ép bùn Băng Tải Chi-Shun

Đối với các trạm XLNT không có đủ diện tích xây dựng sân phơi bùn, những vùng khí hậu mưa nhiều hoặc đối với một số loại bùn cặn nước thải sản xuất không cần phải ổn định, người ta thường làm khô chúng bằng thiết bị cơ khí. Có nhiều phương pháp làm khô bùn cặn, nhưng xử dụng thiết bị lọc ép băng tải đem lại hiệu quả xử lý cao nhất, độ ẩm của bùn sau khi ép có thể giảm đến 70 – 85 %

Sơ đồ các công đoạn làm khô bùn cặn của hệ thống ép lọc băng tải Chi Shun

Hệ thống lọc ép cặn trên băng tải Chi Shun gồm:

+ Máy bơm bùn từ bể chứa bùn đến thùng hòa trộn hóa chất keo tụ và thùng định lượng, thùng này đặt trên đầu vào của máy ép bùn băng tải.

+ Hệ thống băng tải và trục ép

+ Thùng đựng và xe vận chuyển cặn bùn khô

+ Bơm nước sạch, máy nén khí rửa băng tải

+ Hệ thống pha và châm hóa chất Polymer

Quy trình hoạt động: Đầu tiên bùn cặn từ thùng định lượng và phân phối đi vào đoạn đầu của băng tải, ở đoạn này nước được lọc qua băng tải theo nguyên tắc lọc trọng lực, đi qua cần gạt để san đều cặn trên toàn chiều rộng băng rồi đi qua các trục ép có lực ép tăng dần. Độ ẩm của cặn sau khi làm khô trên máy ép lọc băng tải đạt từ 70 – 85% , tùy thuộc vào tính chất từng loại bùn cần ép.

Ứng dụng máy ép bùn băng tải Chi Shun cho các lĩnh vực sản xuất sau:

                        •  Trạm xử lý nước thải sinh hoạt

•  Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp

•  Trạm xử lý nước thải dệt nhuộm

•  Trạm xử lý nước thải thuộc da

•  Trạm xử lý nước thải mạ

•  Trạm xử lý nước thải sản xuất kim loại

•  Trạm xử lý nước sạch

•  Trạm xử lý nước thải sản xuất thực phẩm và đồ uống

•  Trạm xử lý nước thải ngành chăn nuôi